55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 3: Hộ vệ săn ngầm giữ đảo Trường Sa
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.Đại tướng Phan Văn Giang: 'Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn ủng hộ để hợp tác giữa quân đội Việt Nam - Lào phát triển bền chặt'
Từ rạng sáng ngày 2.2.2025, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, rất nhiều phương tiện từ miền Tây đổ về hướng TP.HCM, lực lượng chức năng liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường 1 chiều hướng đi tỉnh Tiền Giang.Ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, từ rạng sáng đến khoảng 12 giờ trưa ngày 2.2, rất nhiều phương tiện, chủ yếu là xe máy đổ từ miền Tây qua khu vực trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu về TP.HCM. Các phương tiện liên tục nối đuôi nhau kéo dài từ khu vực TP.Bến Tre đến gần Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu.Do đó, lực lượng CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường một chiều, hướng qua tỉnh Tiền Giang để giải phóng phương tiện, mỗi đợt kéo dài từ 20 - 30 phút. Nhờ vậy, các phương tiện xe ô tô, xe tải chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ là có thể di chuyển từ khu vực TP.Bến Tre. Trong khi đó, trên QL 60 về hướng tỉnh Bến Tre, phương tiện không nhiều nhưng do bị điều tiết từng đợt kéo dài nên thời gian di chuyển của các xe qua khu vực này cũng mất hơn 30 phút mới qua được cầu Rạch Miễu, hướng đi tỉnh Bến Tre.Theo Công ty BOT cầu Rạch Miễu, từ ngày 25.1, tức 26 Tết đến nay, lượng xe qua cầu Rạch Miễu tăng cao, trung bình khoảng 28.000 lượt phương tiện/ngày. Do đó, để việc điều tiết của CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang thêm hiệu quả, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phối hợp xả trạm tổng cộng 39 lần.
Ở lại dựng Điện Biên - Kỳ 2: Chiến trường thành nông trường
Ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch FAVIJA cũng cho hay: "Việc liên kết hợp tác giữa hai bên sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị về văn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao thể chất nhằm phục vụ tốt hơn cho xã hội. Đặc biệt hơn, bộ môn karatedo là một môn thể thao truyền thống của Nhật Bản nhưng được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm tham gia tập luyện và thi đấu. Hy vọng với sự hợp tác giữa hai bên, chất lượng và kết quả thi đấu của bộ môn karatedo của Việt Nam trên đấu trường quốc tế sẽ ngày càng tốt hơn".
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xuất hiện dự án Gaming Center tích hợp cả bốn nền tảng game
Tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu tại Bắc Kinh vào ngày 28.2.Lưu ý rằng Trung Quốc và Nga là láng giềng hữu nghị và là những người bạn thực sự, ông Tập cho biết ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên lạc 2 lần trong năm nay, vạch ra các kế hoạch tổng thể cho sự phát triển quan hệ Trung - Nga và có những trao đổi sâu rộng về một loạt các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng.Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng 2 bên cần duy trì trao đổi chặt chẽ ở mọi cấp để thực hiện đầy đủ sự đồng thuận đã đạt được giữa 2 nguyên thủ quốc gia, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị lâu dài, phối hợp chiến lược toàn diện và hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước.Ông Shoigu chuyển lời chào thân ái của Tổng thống Putin tới Chủ tịch Tập, cho biết ông Putin rất coi trọng tình bạn chân thành và mối quan hệ gần gũi với ông Tập. Theo ông Shoigu, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã đạt cấp độ cao chưa từng có và không nhằm vào bên thứ 3 nào. Trong cuộc gặp cùng ngày với ông Shoigu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng mối quan hệ giữa 2 nước "vững như bàn thạch và không thể lung lay", theo Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hai bên đồng ý sẽ tổ chức một vòng tham vấn an ninh chiến lược mới vào thời điểm thích hợp, theo thông cáo. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Shoigu đến Trung Quốc trong 3 tháng qua.Trong một diễn biến khác, Reuters ngày 28.2 dẫn các nguồn tin cho hay Bộ trưởng Năng lượng Anh Ed Miliband sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 3 để nối lại đối thoại về hợp tác năng lượng và gặp gỡ các nhà đầu tư Trung Quốc. Dự kiến ông Miliband sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 17-19.3.